Mục lục
Bệnh đầu đen ở gà là bệnh nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở gà thả rông. Chuyên gia 123B chia sẻ chi tiết về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách phòng ngừa. Sư kê không nên bỏ qua thông tin quan trọng tại bài viết này nhé.
Lý do khiến gà bị mắc bệnh đầu đen
Bệnh đầu đen gây ra bởi ký sinh trùng có tên là Histomonas Meleagridis. Loài ký sinh trùng đơn bào này xuất hiện trong tế bào gan và niêm mạc ruột thừa. Chúng hút hết chất dinh dưỡng và tạo ra các vết thương.
Bởi đặc điểm này mà bệnh còn được gọi là bệnh viêm ruột gan truyền nhiễm. Không chỉ vậy, đơn bào Meleagridis còn hình thành kén ở phần phụ. Vòng đời bệnh đầu đen khá phức tạp. Vật chủ trung gian là giun đũa và giun kim.
- Khi gà con ăn giun mang mầm bệnh, hoặc ấu trùng, trứng. Mầm bệnh sẽ theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể gà.
- Mầm bệnh đầu đen xâm nhập vào mạnh tràng và sinh sôi phát triển.
- Khi ký sinh trùng đơn bào nằm trong ruột sẽ sản sinh trứng. Trứng được bài tiết ra ngoài và dễ lây nhiễm sang con gà khác.

Triệu chứng mãn tính và cấp tính của bệnh đầu đen ở gà
Bệnh gà đầu đen được chia làm 2 dạng đó là thể cấp tính và thẻ mãn tính. Gà bị cấp tính sẽ tử vong hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chăn nuôi.
Bệnh đầu đen ở gà thể mãn tính
Gà bị mắc bệnh thể mãn tính có biểu hiện mắt trũng sâu, hốc mắt xanh tím. Cá thể gà bị sụt cân nhanh chóng. Tuy tỷ lệ chế không cao nhưng vẫn ảnh hưởng nhiều tới năng suất chăn nuôi.
Bệnh đầu đen thể cấp tính nguy hiểm
Thể cấp tính xuất hiện đột ngột, bất ngờ. Gà có tình trạng lờ đờ, xù lông, bỏ ăn. Gà bị sốt cao và không có nhiều dấu hiệu điển hình khác. Bệnh đầu đen cấp tính khiến gà chết sau 1-2 ngày. Tỷ lệ chết cao trên 80% nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Gà bị tổn thương nẹp ống chân. Bệnh thường tập trung ở ruột và gan và thường bị nhầm lẫn với bệnh cầu khuẩn, bạch cầu, lao,…
- HÌnh ảnh bệnh tích cho thấy 2 lá gan gà sưng to bất thường. Gan có thể bị hoại tử hoặc trở thành bệnh Marek.
- Gà dễ bị viêm ruột thừa, thành ruột dày nhanh chóng, u nang ruột xuất hiện.

Thời gian ủ bệnh đầu đen ở gà sư kê cần nắm được
Bệnh phát triển khi mầm bệnh xâm nhập vào ruột, manh tràng. Ký sinh trùng được nhân lên, đi vào máu và cư trú tại gan gà. Các dấu hiệu trở nên rõ ràng nhất từ ngày 7 tới ngày thứ 12. Bệnh có khả năng bùng thành dịch và có khả năng lây lan nhanh chóng.
Một loạt yếu tố tăng nguy cơ nhiễm bệnh như sau.
- Mùa hè nóng, ẩm ướt tạo điều kiện giun đũa, giun kim phát triển. Điều này có nghĩa là mầm bệnh cũng sinh sôi nảy nở nhanh chóng.
- Bệnh đầu đen ở gà cũng có nhiều khả năng phát triển ở trang trại mới thành lập. Chủ trang trại có ít kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu để chữa trị kịp thời.
Phương pháp điều trị căn bệnh đầu đen hiện nay
Hiện tại, chưa có bất cứ phương pháp điều trị tận gốc bệnh đầu đen. Theo kinh nghiệm nuôi của nhiều chủ trại, có một số loại thuốc kháng sinh hỗ trợ tích cực. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ kiểm soát được triệu chứng nhiễm khuẩn thứ cấp. Thuốc kháng sinh ít có tác dụng với loại gà tây trong thời điểm bùng dịch bệnh đầu đen.
- Thuốc Tiamulin là thuốc kháng sinh được dùng phổ biến.
- Thuốc Dimetridazole dùng để phòng bệnh cho gà chọi và gà tây.
- Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu quế, tỏi, chanh, hương thảo cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đầu đen ở gà.

Hình thức chăm sóc hỗ trợ tích cực
Để quá trình chữa trị gà bị bệnh đầu đen hiệu quả. Người nuôi cần biết một vài hình thức chăm sóc hỗ trợ như sau.
- Cách ly nhanh cá thể gà bị mắc bệnh ra khỏi đàn càng sớm càng tốt.
- Nuôi gà khỏe mạnh ở khu vực chuồng thoáng mát, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hạn chế tình trạng gà bị căng thẳng khi tách đàn
- Liên hệ với bác sĩ thú y để được hỗ trợ kịp thời phương án xử lý tiếp theo
- Sử dụng thuốc giải độc gan cho con gà bệnh
- Xử lý bệnh kèm theo đúng cách
- Nâng cao đề kháng cho gà bệnh và gà khỏe bằng cách bổ sung vitamin tổng hợp, điện giải, chất khoáng…
Top 05 cách phòng ngừa bệnh đầu đen ở gà hiệu quả
Bệnh chưa có thuốc đặc trị hiệu quả nên người nuôi cần cập nhật các cách phòng ngừa hiệu quả. Có 5 cách được chuyên gia 123B tổng hợp chi tiết dưới đây.
Tẩy giun cho gà đúng lịch
Phương pháp phòng ngừa đầu tiên chính là tẩy giun định kỳ và đúng lịch. Đặc biệt là giun đũa, giun chỉ, giun manh tràng. Những loại giun này đều mang mầm bệnh đầu đen. Chủ trại tẩy giun bằng thuốc Flubendazole sẽ giảm hiệu quả giun gây bệnh. Ngoài ra, sư kê có thể sử dụng Flubavet bột và Oxfendazole.

Giữ khoảng cách giữa đàn gà với các loại gia cầm khác
Bệnh đầu đen ở gà không chỉ xảy ra ở gà mà còn có thể lây lan ra các loài gia cầm khác. Tuy nhiên, bệnh này thường xuất hiện nhiều ở gà chọi và gà tây. Bởi vậy, việc giữ đàn gà cách xa các loại gia cầm khác là điều cần thiết. Ngoài ra, chim cũng là loại thường mang giun mầm bệnh tới khu vực nuôi gà. Chủ trại nên lưu ý điều này.
Luân phiên các loại cây trồng
Luân phiên cây trồng là cách phòng ngừa bệnh đầu đen ở gà hiệu quả. Ký sinh trùng cần vật chủ để tồn tại nên người nuôi cần kiểm soát đất và luân chuyển cây trồng. Mầm bệnh và giun mang mầm bệnh sẽ được hạn chế.
Làm sạch dụng cụ, ủng của người chăm nuôi
Dụng cụ, ủng cần được giữ sạch sẽ, hạn chế đất cát bám vào cũng là cách phòng ngừa bệnh đầu đen ở gà. Người nuôi cần cách ly gà nhiễm bệnh với đàn khỏe mạnh khi phát hiện kịp thời.
Xem thêm: Gà tre tân châu và cách chọn mua 2 dòng trống mái
Lời kết
Chuyên gia nhà cái 123B đã chia sẻ thông tin về bệnh đầu đen ở gà. Bệnh truyền nhiễm này có tốc độ lây lan và hậu quả nặng nề tới cả đàn gà nếu không được xử lý kịp thời. Hy vọng, bài viết này giúp ích cho sư kê trong quá trình chăm, nuôi gà đá thuận lợi và khỏe mạnh.